Luật phản phục

FavoriteLoadingThêm vào "Bài yêu thích"

Có bao giờ bạn tốt với ai đó, tốt một cách quá mức không? Để rồi một ngày kia bạn chợt nhận ra rằng lòng tốt đó đã bị nghi ngờ. “Xời, trên đời này làm gì có người tốt với mình dữ vậy. Chắc có mưu đồ gì đây”. Và ngày tháng dần trôi, càng ngày nỗi nghi ngờ ấy càng lớn dậy. Họ để ý, phân tích từng lời nói, hành động của bạn theo kiểu tư duy tiêu cực ấy. Có lúc họ “phát hiện” ra điều gì đó có vẻ như là “âm mưu” của bạn. “À, thì ra là vậy. Biết lắm mà”. Rồi họ tiếp tục theo dõi kỹ hơn nữa, đồng thời nói bóng nói gió ngụ ý cho bạn hiểu “Tôi biết tỏng hết rùi nha”. Nhưng bạn thì cứ vô tư, tốt càng thêm tốt, chả suy nghĩ gì cả. Một tháng, hai tháng…Một năm, hai năm…bạn vẫn thế, còn họ thì cứ mòn mõi với ý tưởng “canh me”, “lật mặt”. Theo thói thường, cũng có lắm khi họ cảm động, ngẫu hứng vui vẻ, nhưng sau đó lại thu mình về, tiếp tục cảnh giác. Con người vốn phức tạp thế đấy các bạn ạ. Tuy nhiên, nếu câu chuyện cứ diễn biến như thế thì cũng chả có gì đáng tiếc xảy ra. Nhưng bạn biết không, cuộc đời đâu đơn giản vậy. Vì nỗi lo sợ bị “dính bẫy” ấy sẽ khiến họ luôn bất an và tìm người tâm sự, tìm người đồng cảm. Vấn đề phát sinh từ chỗ này đây. Bởi vì, rồi chẳng sớm thì muộn, “lời tâm sự” ấy sẽ đến tai bạn từ nhiều nguyên cớ khác nhau. Lúc ấy bạn sẽ giận lắm. Và ghét lắm. 

Thì ra quả đúng như thế, nói theo dịch lý thì, sự việc gì phát triển đến cực điểm sẽ chuyển sang cực đối lập. Tốt đến cực điểm sẽ nhường chỗ cho một chuyển động ngược lại lớn mạnh dần (luật phản phục).

Nhưng cũng không hề gì bạn ạ. Cuối cùng bạn vẫn là bạn thôi. Nỗi ghét giận ấy sẽ qua đi nhanh chóng. Có khi bạn sẽ quên luôn kẻ ấy như họ chưa từng có mặt trên đời. Còn họ, một lúc nào đó có thể sẽ ngồi trầm ngâm nghĩ ngợi, tiếc nuối: “Sao không thấy ai tốt với mình vậy ta? Toàn là lợi dụng, lừa đảo, âm mưu, thủ đoạn”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

%d bloggers like this: